Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Nghỉ lễ rồi, mình cùng “săn deal” thôi!

Nghỉ lễ thật vui nhưng chúng ta vẫn cần phải hạn chế tụ tập đông người. Ngoài việc ăn uống vui chơi, mọi người đừng quên chương trình khuyến mãi “cực sốc với deal khủng” của Nha khoa hiDental.

“SĂN DEAL KHỦNG CÙNG HIDENTAL!!!”

– Giảm 20%  dịch vụ Niềng răng invisalign

– Giảm 15% dịch vụ trồng răng Implant

Kèm theo các ưu đãi đặc biệt:

– Tặng gói thăm khám, tư vấn niềng răng trị giá 2 triệu VNĐ;

– Hỗ trợ xe đưa đón tận nơi

– Hỗ trợ trả góp 0%, thủ tục nhanh – gọn – lẹ

Áp dụng đến 31/05/2020

Thay vì mất thời gian tìm hiểu nha khoa chất lượng và đắn đo chi phí, bạn chỉ cần “Săn ngay deal hot” để tận hưởng ưu đãi chăm sóc răng miệng từ Nha khoa hiDental. Chương trình diễn ra từ nay đến hết tháng 5/2020. Hãy tươi cười rạng rỡ với tháng Năm tươi vui, tưng bừng khuyến mãi của hiDental!

Đội ngũ Bác sĩ nha khoa hiDental
Đội ngũ y bác sĩ tận tâm tại nha khoa quốc tế hiDental

Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại chuẩn Châu Âu, Nha khoa hiDental được nhiều khách hàng biết đến là địa chỉ chăm sóc răng miệng uy tín. Hãy đến và trải nghiệm chất lượng và dịch vụ của hiDental, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt của một nha Khoa đẳng cấp và chu đáo. Nha khoa hiDental – Uy tín, tận tâm và thân thiện.

Nha khoa hiDental - Quận 7
Nha khoa hiDental – Quận 7
Nha khoa hiDental
Nha khoa hiDental – Quận 7
19 Lượt xem

The post Nghỉ lễ rồi, mình cùng “săn deal” thôi! appeared first on hiDental.



from hiDental https://bit.ly/2zE5xI1
#hidental #nhakhoa #nhakhoahidental #nhakhoaquan7 #nha_khoa_hidental #nhakhoahcm #hidental_hcm

Nha khoa hiDental mừng Việt Nam đẩy lùi đại dịch Covid-19

Những ngày giãn cách xã hội đã qua đi. Ai đã từng trải qua những ngày cách ly ngột ngạt mới biết được sự quý giá của sự tự do. Ai đã từng yêu thành phố mới biết được cảm giác được ra ngoài, hít thở khí trời mới dễ chịu biết bao. Rất nhanh thôi, cuộc sống sẽ tìm lại nhịp điệu bình thường như trước đó.

Việt Nam hỡi! Việt Nam ơi!  Hòa cùng tinh thần Việt Nam kiên cường đẩy lùi đại dịch Covid-19, Nha khoa hiDental góp thêm niềm vui nhỏ bằng chương trình ưu đãi đặc biệt.

CHUNG TAY ĐẨY LÙI ĐẠI DỊCH COVID-19

  • Giảm 30% Trám răng, Nhổ răng;
  • Giảm 20% Tẩy trắng răng;

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho các khách hàng khi đến thăm khám và điều trị, Nha khoa hiDental vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động ngăn ngừa và phòng chống Covid-19:

  • Xịt khử trùng định kỳ đảm bảo vô trùng tại phòng khám
  • Tất cả các khách hàng đến nha khoa đều được đo thân nhiệt bằng thiết bị đo tự động Combros Sentinel,  rửa tay khử trùng kỹ lưỡng
  • Nha khoa được trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng hộ theo hướng dẫn của Bộ Y tế
  • Nhân viên đeo khẩu trang Y tế trong suốt quá trình điều trị, tuân thủ chặt chẽ quy trình rửa tay, sát khuẩn
  • Dụng cụ y khoa 100% được vô trùng theo tiêu chuẩn Quốc tế
  • Máy móc, trang thiết bị được thường xuyên sát khuẩn bề mặt, vật dụng thường tiếp xúc
  • Đội ngũ Bác sĩ, chuyên gia của Nha khoa không di chuyển tới gần khu có người nhiễm, không tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm.
Nha khoa hiDental-Quận 7
Nha khoa hiDental-Quận 7
Nha khoa hiDental-Quận 7

Đến với hiDental – Nha Khoa đẳng cấp và chu đáo, khách hàng sẽ càng yên tâm với dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

7 Lượt xem

The post Nha khoa hiDental mừng Việt Nam đẩy lùi đại dịch Covid-19 appeared first on hiDental.



from hiDental https://bit.ly/3bPcwfB
#hidental #nhakhoa #nhakhoahidental #nhakhoaquan7 #nha_khoa_hidental #nhakhoahcm #hidental_hcm

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG MÙA DỊCH COVID-19

Lý do cần duy trì sức khỏe răng miệng trong mùa dịch COVID-19

  • Duy trì sức khoẻ răng miệng giúp đảm bảo các chức năng của răng hàm gồm ăn, nhai, giao tiếp và thẩm mỹ. Nhờ có hàm răng khoẻ mạnh, hơi thở thơm tho giúp bạn luôn tự tin giao tiếp.
  • Sức khỏe răng miệng có mối liên quan chặt chẽ với sức khỏe toàn thân.  Nhờ thực hiện tốt chức năng dinh dưỡng, cơ thể sẽ có đủ khả năng để duy trì sự lành mạnh, đề kháng với bệnh tật. 
  • Khi các bệnh răng miệng xuất hiện, sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, dinh dưỡng, giao tiếp và thẩm mỹ. Ngoài ra, sự suy yếu của sức khỏe răng miệng (đau nhức răng do sâu…) còn ảnh hưởng đến năng suất lao động, tinh thần dễ khó chiu.
  • Vệ sinh răng miệng kém làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh đường hô hấp, ung thư miệng. Khi xuất hiện tình trạng viêm, các nhiễm trùng trong miệng có thể theo đường máu đi khắp cơ thể, đặc biệt sẽ làm trầm trọng tình trạng sức khỏe ở những người đã có bệnh nền (tiểu đường, huyết áp, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng…).
  • Như chúng ta đã biết, dịch bệnh do vi rút Corona-Sars 2 phá huỷ  hệ hô hấp của người mắc bênh. Sự trầm trọng của bệnh đặc biệt diễn tiến hết sức nhanh và nguy hiểm ở những người có sức đề kháng yếu, mắc các bệnh nền khiến cơ thể không có khả năng đề kháng lại. Do đó đảm bảo được sự lành mạnh của răng, nướu và các mô xung quanh và môi trường miệng chính là  phần quan trọng duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể, nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh như virus corona hiện nay. Bên cạnh đó, răng miệng khỏe mạnh còn đem lại tinh thần tích cực và thoải mái trong giai đoạn cả nước cùng chung tay chống lại dịch COVID-19.

Một số lưu ý trong cách chăm sóc răng miệng tại nhà thời điểm dịch COVID-19

  • Duy trì chăm sóc răng miệng thường quy tối thiểu: Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất vào buổi sáng, trước khi đi ngủ và sau bữa ăn. Sử dụng các phương pháp hỗ trợ trong việc vệ sinh răng miệng như dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ ít nhất mỗi ngày 1 lần. . 
  • Đặc biệt, dùng nước súc họng và súc miệng povidine-iod 1%  hỗ trợ bảo vệ chốt chặn cuối cùng của đường hô hấp để hạn chế nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2. Súc họng và súc miệng 20 – 30 ml dung dịch này ít nhất 30 giây và lặp lại 2 – 4 lần/ngày giúp loại bỏ nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm, bào tử…
  • Không quên chăm sóc dụng cụ vệ sinh răng miệng hằng ngày. Không dùng chung bàn chải hay để đầu bàn chải tiếp xúc với bàn chải của người khác. Điều này giúp ngăn ngừa lây truyền dịch tiết và virus, vi khuẩn. Thay bàn chải thường xuyên (ít nhất mỗi 3 tháng) không chỉ để chải răng hiệu quả mà còn giữ bàn chải sạch, tránh lây truyền virus. 
Bên cạnh đó, hãy luôn thực hiện 10 khuyến cáo dưới đây để bảo vệ bản thân trước sự tấn công của dịch COVID-19

Các vấn đề răng hàm mặt cần xử lý khẩn cấp mà bạn nên lưu ý

Mặc dù tình hình COVID-19  diễn biến phức tạp, người dân được khuyến cáo hạn chế rời khỏi nhà nhưng sẽ khó tránh khỏi các trường hợp đau răng khẩn cấp cần được điều trị tức thì. hiDental xin lưu ý một số tình huống răng hàm mặt cần điều trị khẩn cấp (theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ban hành 19/03/2020) có thể gặp phải và cần điều trị nhanh chóng: 

  • Chảy máu không cầm tại vị trí bất kì trong miệng.
  • Nhiễm trùng răng và các mô xung quanh biểu hiện bởi tình trạng sưng/viêm/áp-xe hoặc các cơn đau liên tục, đau về đêm, sốt, không giảm đau khi uống thuốc acetaminophen.
  • Chấn thương răng: Nếu gãy một phần: giữ lại mảnh gãy. Nếu răng rơi khỏi ổ răng: ngâm răng trong các dung dịch nước bọt, sữa tươi nguyên kem, nước muối sinh lý và đến bệnh viện trong vòng 2 giờ (khi nhặt, cầm: cầm ở phần thân răng, không để bất cứ vật dụng nào chạm phần chân răng).
  • Sút răng tạm hay mắc cài hay trong quá trình đang điều trị.

Nha khoa hiDental đồng hành cùng bạn mùa COVID-19

  • Sẵn sàng tư vấn 24/7 , hỗ trợ bạn nếu gặp phải vấn đề khẩn cấp răng miệng: Trong thời gian cách ly tại nhà, bạn gặp các vấn đề về nha khoa nhưng không biết xử trí thế nào? Để góp phần kiểm soát sự lây lan Covid-19, giữ an toàn cho chính bạn và cộng đồng, đừng chần chừ liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa nha để được tư vấn tận tình, cụ thể trước đến bệnh viện gần nhất để được xử trí khẩn cấp nếu gặp phải 1 trong các vấn đề nêu trên.
  • Duy trì chế độ chăm sóc Khách hàng đã/ đang sử dụng dịch vụ như bình thường: hiDental vẫn luôn chăm sóc cập nhật tình hình và giúp quý khách đặt lịch hẹn qua số hotline, email.
  • Chương trình đặc biệt mùa Covid-19 hiDental mong muốn được chia sẻ và đồng hành cùng các bạn trong mùa dịch căng thẳng này.

Chuyện trò online cùng Bác sĩ: Trong thời gian này, bạn có những thắc mắc về sức khỏe răng miệng? Nhưng lại không thể đến địa điểm để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của bản thân trong tình huống hạn chế ra ngoài? Đừng lo lắng, bởi chương trình Cafe Online cùng khách hàng của Nha khoa hiDental sẽ giúp các bạn. Chương trình diễn ra lúc 9h-12h mỗi thứ 7 hằng tuần từ ngày 18/04 – 16/05/2020. Các bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm sẽ lắng nghe, tư vấn và trực tiếp giải đáp thắc mắc của bạn.

Nhanh tay đặt hẹn cùng hiDental để chăm sóc răng miệng sau dịch bệnh

  • Không nên trì hoãn điều trị khi các bệnh răng miệng xuất hiện bởi các lí do chúng tôi đã đề cập ở trên. Covid-19 là một bài học điển hình cho “hoạ vô đơn chí”. Đừng đợi đến lúc quá tồi tệ để mới điều trị. Hãy duy trì việc khám sức khoẻ toàn thân cũng như nha khoa định kì. Ít nhất 6 tháng/lần bạn hãy kiểm tra sức khoẻ răng miệng của mình nhé.
  • Để  đảm bảo sức khỏe an toàn của khách hàng và nhân viên, hiDental cam kết luôn thực hiện nghiêm ngặt các quy định kiểm soát nhiễm khuẩn thường quy, cập nhật liên tục tình hình diễn tiến dịch bênh, nhanh chóng có biện pháp thích nghi. 
  • Khi thời gian cách ly kết thúc, bạn lo lắng quá nhiều người sẽ đến nha khoa để điều trị và tạo ra môi trường đông đúc? hiDental có chế độ đặt hẹn và kiểm soát số lượng người trong cùng một không gian. 
  • Bên cạnh việc nhận các cuộc hẹn giữ chỗ vào duy trì thời gian giãn cách hợp lý hiDental luôn thực hiện sàng lọc dịch tễ trước khi nhận lịch hẹn, sử dụng hệ thống kiểm soát thân nhiệt Combros Sentinel, sát trùng tay và họng cho khách.

Nha khoa hiDental tự hào là nha khoa chất lượng cao,  cam kết cùng chính phủ đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Nha khoa hiDental – “New Smile – New Life”

Địa chỉ: 161 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Thuận Đông, Quận 7

Bạn muốn tư vấn trực tuyến, liên hệ ngay: (028) 6287 3557 – 0764 61 42 85

26 Lượt xem

The post CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG MÙA DỊCH COVID-19 appeared first on hiDental.



from hiDental https://bit.ly/34Okvqx
#hidental #nhakhoa #nhakhoahidental #nhakhoaquan7 #nha_khoa_hidental #nhakhoahcm #hidental_hcm

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

NƯỚC SÚC MIỆNG

Giới thiệu

Trong môi trường miệng có hơn 700 loại vi khuẩn khác nhau tồn tại ở hai dạng:
 (I) mảng bám răng.
 (II) trong nước bọt.
 Mảng bám răng có thể được làm sạch bằng cách phối hợp các biện pháp cơ học như chải răng, sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ… Tuy nhiên còn một lượng lớn vi khuẩn ở mô mềm mà các biện pháp cơ học khó có thể làm sạch được. Nước súc miệng giúp tăng hiệu quả làm sạch mảng bám cũng như làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng. Tuy nhiên sử dụng nước súc miệng không phải là biện pháp vệ sinh răng miệng có thể thay thế cho việc chải răng, dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ.[1]

Sử dụng nước súc miệng không được khuyến cáo ở trẻ em dưới 6 tuổi, do khả năng kiểm soát chưa tốt nên trẻ có thể nuốt một lượng lớn nước súc miệng, từ đó có thể gây buồn nôn, nôn, nhiễm độc..[2] 

Thành phần, công dụng nước súc miệng

Mỗi loại nước súc miệng có thành phần cũng như nồng độ hoạt chất khác nhau. Về cơ bản có những loại hoạt chất chính sau:

  • Chlohexidine
  • Cetylpyridinium chloride;
  • Tinh dầu;
  • Peroxide;
  • Fluoride;

Trong đó, thì Chlohexidine, tinh dầu có tác dụng chính là kiểm soát mảng bám, giảm viêm nướu [3] [4]. Cetylpyridinium chloride giúp giảm triệu chứng hôi miệng [5]. Fluoride giúp ngừa sâu răng [6]. Peroxide giúp làm sạch mảng bám, mảnh mô hoại tử [7].


Một số chỉ định lâm sàng:

  • Sử dụng nước súc miệng trước một số can thiệp nha khoa như: nhổ răng khôn (sử dụng nước súc miệng chứa chlohexidine được cho là có lợi trong dự phòng viêm ổ răng khô [10]
  • Hỗ trợ điều trị hôi miệng
  • Kiểm soát mảng bám
  • Hỗ trợ điều trị viêm nướu, viêm nha chu
  • Ngừa sâu răng
  • Hỗ trợ điều trị viêm miệng do hàm giả, vệ sinh hàm giả.

Tác dụng phụ của nước súc miệng

Bên cạnh những lợi điểm thì nước miệng cũng có một số tác dụng phụ sau [4] [8] [9]:

· Một số nước súc miệng có cồn có thể gây khô miệng.

· Tăng việc tạo vết dính và đẩy nhanh sự hình thành vôi răng.

· Kích thích niêm mạc miệng

· Thay đổi vị giác

Cách sử dụng

Nên sử dụng nước súc miệng theo sự hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất để đạt hiệu quả như mong muốn. Trường hợp quên súc miệng trong ngày thì nên sử dụng lại càng sớm càng tốt, việc tăng liều gấp đôi không có hiệu quả hơn [1]

Sử dụng nước súc miệng chỉ là biện pháp hỗ trợ để việc chăm sóc răng miệng được tốt hơn chứ không hoàn toàn thay thế được việc chải răng, sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ và khám chăm sóc sức khỏe răng miệng định kì.

Tài liệu tham khảo:

1. “Should I use Mouthwash: “When to Use Mouthwash””. April 2015.

2. Weyant RJ, Tracy SL, Anselmo TT, et al. Topical fluoride for caries prevention: executive summary of the updated clinical recommendations and supporting systematic review. J Am Dent Assoc 2013;144(11):1279-91. 

3. Araujo MW, Charles CA, Weinstein RB, et al. Meta-analysis of the effect of an essential oil-containing mouthrinse on gingivitis and plaque. J Am Dent Assoc 2015;146(8):610-22

4. Van der Weijden FA, Van der Sluijs E, Ciancio SG, Slot DE. Can Chemical Mouthwash Agents Achieve Plaque/Gingivitis Control? Dent Clin North Am 2015;59(4):799-829.

5. Blom T, Slot DE, Quirynen M, Van der Weijden GA. The effect of mouthrinses on oral malodor: a systematic review. Int J Dent Hyg 2012;10(3):209-22

6. Fejerskov O, Thylstrup A, Larsen MJ. Rational use of fluorides in caries prevention. A concept based on possible cariostatic mechanisms. Acta Odontol Scand 1981;39(4):241-9

7. “Mouthwashes, gargles, and dentifrices”. British National Formulary March 2014. BMJ Group and the Royal Pharmaceutical Society of Great Britain 2014.

8. Scully C (2013). Oral and maxillofacial medicine : the basis of diagnosis and treatment (3rd ed.). Edinburgh: Churchill Livingstone. pp. 39, 41. 

9.  James P, Worthington HV, Parnell C, Harding M, Lamont T, Cheung A, Whelton H, Riley P (March 2017). “Chlorhexidine mouthrinse as an adjunctive treatment for gingival health”. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 3: CD008676

10. Rodriguez Sanchez F, Rodriguez Andres C, Arteagoitia Calvo I. Does chlorhexidine prevent alveolar osteitis after third molar extractions? Systematic review and meta-analysis. J Oral Maxillofac Surg 2017

11. Paul A. Levi Jr., Robert J. Rudy, Y. Natalie Jeong, Daniel K. Coleman (auth.) – Non-Surgical Control of Periodontal Diseases_ A Comprehensive Handbook-Springer-Verlag Berlin Heidelberg (2016)

12. Michael G. Newman, Henry Takei, Perry R. Klokkevold, Fermin A. Carranza – Newman and Carranza’s Clinical Periodontology-Saunders (2018)

10 Lượt xem

The post NƯỚC SÚC MIỆNG appeared first on hiDental.



from hiDental https://bit.ly/2VwHWR1
#hidental #nhakhoa #nhakhoahidental #nhakhoaquan7 #nha_khoa_hidental #nhakhoahcm #hidental_hcm

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

LỰA CHỌN KEM ĐÁNH RĂNG PHÙ HỢP

Với sự đa dạng trong thành phần kem đánh răng, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem đánh răng được biết đến ngoài việc làm sạch răng, ngăn ngừa sâu răng còn có nhiều công dụng khác như mang đến hơi thở thơm mát, giảm ê buốt, làm trắng răng…. Vậy đâu là loại kem đánh răng phù hợp với bạn ?  Bác sĩ hiDental sẽ phân tích giúp bạn thực hiện điều này nhé

Thành phần của kem đánh răng

Dưới đây là một số thành phần thường gặp trong kem đánh răng. Tuy nhiên không phải kem đánh răng nào cũng có đầy đủ các thành phần được liệt kê bên dưới. Bạn cần chú ý đọc thành phần của sản phẩm trước khi lựa chọn.

Thành phần hoạt động

a. Tác nhân ngăn ngừa sâu răng: Fluoride

Các hợp chất chứa fluor trong kem đánh răng tồn tại ở dạng các muối fluorua và được công nhân bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) là thành phần duy nhất giúp ngăn ngừa sâu răng. Ngoài ra fluoride còn giúp tăng tái khoáng men răng trong trường hợp sâu răng sớm. Tất cả các kem đánh răng được Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ công nhân đều phải chứa thành phần fluoride.

 b. Thành phần giảm nhạy cảm:

Potassium nitrate và stannous fluoride là 2 thành phần thường thấy trong kem đánh răng giúp giảm sự khó chịu do tình trạng quá nhạy cảm ngà của răng.

c. Thành phần kháng khuẩn:

 Stannous fluoride làm giảm tình trạng viêm nướu. Pyrophosphates và zinc citrate giúp giảm sự thành lập vôi răng. Triclosan phối hợp cùng sodium fluoride từng được FDA công nhận là thành phần giúp ngăn ngừa sâu răng, mảng bám và viêm nướu. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, Triclosan có ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người như loãng xương, rối loạn nội tiết, kháng kháng sinh…Từ tháng 4/2019, FDA chính thức cấm sử dụng hợp chất này trong các sản phẩm khử trùng, làm sạch.

Một số tá dược công thức khác

Tác nhân mài mòn, thành phần tạo bọt, hương liệu, chất tạo màu….

Lựa chọn kem đánh răng dựa vào nồng độ fluor

Bên cạnh các tác dụng vô cùng hữu ích của fluoride, fluoride cũng gây ra những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu dùng với nồng độ cao, gây nhiễm fluor, ngộ độc fluor. Sử dụng fluoride cần đúng với nồng độ và lượng phù hợp cho từng lứa tuổi để đem lại những lợi ích cho răng miệng.

Tuổi Nồng độ F Số lần chải răng Lượng kem đánh răng
6 tháng (mọc răng sữa đầu tiên) -2 tuổi 1000 ppm 2 lần/ngày Cỡ hạt gạo
2 – 6 tuổi 1000 ppm 2 lần/ ngày Cỡ hạt đậu
Từ 6 tuổi trở lên 1500 ppm 2 lần/ ngày Vừa đủ bàn chải
Nguồn: A pediatric guide to children’s Oral health Flip Chart, American Academy of Pediatrics

Bạn cần chọn loại kem đánh răng và sử dụng với lượng phù hợp cho từng thành viên lứa tuổi khác nhau trong gia đình. Trong một số trường hợp đặc biệt như sâu răng nặng, bác sĩ nha khoa sẽ có những chỉ định sử dụng kem đánh răng với nồng độ fluoride cao hơn.

Bạn biết gì về dòng kem đánh răng giảm ê buốt?

Nhạy cảm ngà là tình trạng răng trở nên nhạy cảm với các kích thích bên ngoài như các thức ăn, hợp chất, ma sát có tính chất nóng, lạnh, chua, ngọt , hoặc khi cắn chặt hoặc các hoạt động cơ học khác. Đây là cảm giác đau chói diễn ra tức thời, rất nhanh và trong thời gian ngắn. Nhạy cảm ngà là một bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân gây ra nhạy cảm ngà bao gồm mòn cơ học, mòn hóa học..làm mất lớp men hoặc xê măng, từ đó làm lộ các ống ngà. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đề điều trị nhạy cảm ngà, trong đó sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt là một lựa chọn đơn giản, tiện lợi, ít xâm lấn và chi phí thấp.

Thành phần giúp giảm ê buốt trong kem đánh răng bao gồm 2 loại chính là các hợp chất muối Kali (Potassium nitrate) và các hợp chất strontium chloride, stannous fluoride, calcium sodium phosphosilicate…. Cơ chế giảm ê buốt của ion Kali (Potassium) là khử cực các tế bào thần kinh, còn cơ chế của các hợp chất khác là tạo một lớp bảo vệ, đóng các ống ngà mở.

Kem đánh răng tẩy trắng có thật sự hiệu quả?

Cơ chế tẩy trắng của các dòng kem đánh răng tẩy trắng bao gồm cơ chế cơ học và hóa học. Về cơ học, các hạt mài mòn với các độ thô và kích thước khác nhau sẽ giúp loại đi phần nhiễm màu ngoại lai trên bề mặt răng. Về mặt hóa học, các hợp chất phostphate sẽ thay thế các protein màu trên men răng và giúp ngăn ngừa nhiễm màu mới. Ngoài ra, hydrogen peroxide – chất chuyên biệt trong thuốc tẩy trắng – cũng có trong thành phần kem đánh răng nhưng được cho phép với một lượng rất ít. Tại châu Âu, chỉ 0,1% H2O2 được cho phép trong kem đánh răng.

Với thành phần tẩy trắng được cho phép không nhiều như trên cùng với thời gian tiếp xúc ngắn, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ít có sự khác biệt đáng kể về hiệu quả tẩy trắng của dòng kem đánh răng này so với các loại kem đánh răng thông thường. Vì vậy để đạt được hàm răng trắng sáng, bạn nên đến phòng khám nha sĩ để thực hiện tẩy trắng theo đúng tiêu chuẩn và an toàn cho sức khỏe.

Tài liệu tham khảo

  1. American Dental Association: https://www.ada.org/en/member-center/oral-health-topics/toothpastes

2. Fluoride Therapy, THE REFERENCE MANUAL OF PEDIATRIC DENTISTRY

3. Evidence-based recommendation on toothpaste use – Jaime Aparecido Cury Livia Maria Andaló Tenuta, Braz Oral Res., (São Paulo) 2014;28(Spec Iss 1):1-7

4. A pediatric guide to children’s Oral health Flip Chart, American Academy of Pediatrics

5. Review article: Effect of desensitizing toothpastes on dentine hypersensitivity: A systematic review and meta-analysis – Meng-Long Hu et al, J Dent. 2018 Aug;75:12-21



12 Lượt xem

The post LỰA CHỌN KEM ĐÁNH RĂNG PHÙ HỢP appeared first on hiDental.



from hiDental https://bit.ly/2ylXLCc
#hidental #nhakhoa #nhakhoahidental #nhakhoaquan7 #nha_khoa_hidental #nhakhoahcm #hidental_hcm

LỰA CHỌN BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG CHO GIA ĐÌNH BẠN

Bàn chải là một dụng cụ vệ sinh răng miệng rất quen thuộc nhưng bạn có chắc mình đã biết cách lựa chọn một chiếc bàn chải phù hợp cho mình và người thân. Hãy cùng hiDental tìm hiểu về người bạn đồng hành mỗi ngày đem lại cho chúng ta hàm răng trắng khoẻ nhé.

Từ thời xa xưa, con người đã biết làm sạch răng bằng nhiều cách khác nhau. Đến năm 1780, William Addis (Anh) chế tạo bàn chải răng miệng hiệu quả đầu tiên. Qua thời gian, bàn chải đánh răng trở thành một công cụ giúp ngăn ngừa các bệnh về răng miệng: sâu răng, nha chu…

Theo Từ điển Y khoa, Chải răng là hành động làm sạch răng và nướu bằng việc sử dụng một bàn chải mềm được thiết kế đặc biệt cho mục đích này. Việc chọn lựa bàn chải thích hợp để đạt hiệu quả cao và không gây tổn thương cho răng và nướu là mối quan tâm của nhiều gia đình. Bác sĩ hiDental sẽ phân tích các yếu tố cần được quan tâm để chọn bàn chải phù hợp cho từng thành viên trong gia đình bạn nhé!

MỤC LỤC

1.Cấu tạo của bàn chải đánh răng

2.Tiêu chuẩn chọn bàn chải đánh răng

2.1.Lông bàn chải

2.2. Đầu bản chải

2.3. Cán bàn chải

3.Có nên sử dụng bàn chải điện?

4.Chăm sóc bàn chải đánh răng

Cấu tạo của bàn chải đánh răng

Các phần của bàn chải đánh răng


Tiêu chuẩn chọn bàn chải đánh răng

Các yếu tố cần lưu ý khi chọn bàn chải gồm có :

Lông bàn chải

Việc lựa chọn bàn chải lông mềm theo các chuyên gia nha khoa là yếu tố quan trọng nhất. Bàn chải lông cứng tuy có vẻ dễ làm sạch mảng bám nhưng có nguy cơ cao làm tổn thương bề mặt răng và nướu và khó làm sạch vùng kẽ răng hơn bàn chải lông mềm. Theo Hiệp Hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) và các nghiên cứu trên thế giới, bàn chải lông mềm cần đạt các tiêu chuẩn như sau:

  • Gồm 2-4 hàng lông, 5-12 túm lông/hàng,  80-86 sợi lông/túm
  • Đường kính mỗi sợi lông: nhỏ hơn 0.007 inch (Bàn chải lông vừa: 0.007-0.012 inch, Bàn chải lông cứng: 0.012-0.014 inch)
  • Các đầu sợi lông được mài tròn (quan sát dưới kính hiển vi)

Nguồn: Number, length and end-rounding quality of bristles in manual child and adult toothbrushes – MELEK D. TURGUT et al, International journal of Paediatric Dentistry 2011; 21: 232– 239

Đầu bàn chải

Kích thước đầu bàn chải nên thích hợp với miệng và răng của từng người và từng độ tuổi khác nhau. Việc dùng bàn chải có kích thước quá lớn hay quá nhỏ sẽ làm giảm hiệu quả trong việc chải răng. Hình dạng đầu bản chải hầu như không ảnh hưởng đến khả năng làm sạch răng.

Cán bàn chải

Gồm có nhiều loại: cán thẳng, cán cong, cán gấp khúc. Người lớn có thể tùy chọn loại cán tạo sự thoải mái khi cầm nắm bàn chải. Riêng với trẻ em, cán bàn chải thẳng thích hợp cho trẻ tập quen kiểm soát lực chải răng dễ dàng hơn.

Đối với trẻ em, việc chải răng cần được quan tâm ngay từ khi răng sữa đầu tiên mọc. Việc chăm sóc này có thể bắt đầu bằng dùng gạc nhỏ, mềm để lau sạch. Sử dụng bàn chải khi trẻ mọc nhiều răng hơn (1-2 tuổi). Cần quan tâm đặc biệt về kích thước đầu bàn chải nhỏ và lông bàn chải càng mềm càng tốt khi chọn bàn chải cho trẻ ở lứa tuổi này

Nguồn: Ergonomics and Toothbrushes – Christine Hovliaras et al, The Journal of clinical dentistry 26(1):28-32 · June 2015

Có nên sử dụng bàn chải điện?

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, một số dòng bàn chải điện được giới thiệu trên thị trường. Cùng tìm hiểu những điều bạn chưa biết về bàn chải điện nhé.

Bàn chải điện được giới thiệu đầu tiên vào những năm 1960. Trải qua thời gian phát triển, bàn chải điện được phân loại dựa vào cách thức chuyển động (rung tại chỗ, dao động xoay tròn), tốc độ chuyển động.

Hình a: Bàn chải điện rung tại chỗ
Hình b: Bàn chải điện với dao động xoay tròn
Nguồn: Review Safety and Design Aspects of Powered Toothbrush—A Narrative Review – Clarence Ng et al, Dent. J. 2020, 8, 15

Bên cạnh việc tiện lợi ít thao tác tay hơn nhờ các chuyển động tự động của bàn chải điện, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá và so sánh hiệu quả chải răng giữa bàn chải điện và bàn chải truyền thống. Kết quả cho thấy sự khác biệt này không đáng kể, chỉ riêng loại bàn chải điện với dao động xoay tròn cho hiệu quả tương đối  cao hơn bàn chải thông thường. Tuy nhiên, việc chải răng còn phụ thuộc và nhiều yếu tố khác, đặc biệt là chải răng đúng cách.

Với các ưu điểm trên, dù với giá thành cao hơn nhưng bàn chải điện xoay tròn vẫn được khuyến cáo dùng với những người gặp khó khăn trong việc chải răng như người lớn tuổi, người khuyết tật (người chăm sóc thuận lợi hơn khi hỗ trợ chăm sóc răng miệng), trẻ em..hay người đang niềng răng.

Nguồn: Oral B

Chăm sóc bàn chải đánh răng

Dưới đây là các khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ và Hội đồng Khoa Học trong việc sử dụng bàn chải đánh răng:

  • Thay bàn chải trung bình mỗi 3-4 tháng hoặc sớm hơn nếu bàn chải có dấu hiệu mòn, cong, toe, thưa lông bàn chải. Tương tự cho bàn chải điện, thay bộ phận đầu bàn chải. Riêng với trẻ em, tần suất thay bàn chải thường cao hơn.
  • Không sử dụng chung bàn chải, không để bàn chải chung nơi/tiếp xúc với bàn chải của người khác vì nguy cơ lây nhiễm chéo.
  • Rửa bàn chải với nước sau khi chải răng để loại bỏ mảng bám và kem đánh răng còn thừa. Sau đó đặt bàn chải ở vị trí cao và khô thoáng, không nên đậy nắp kín vì môi trường ẩm là điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Nguồn: Toothbrush wear in relation to toothbrushing effectiveness – Martijn P. C. Van Leeuwen, Int J Dent Hygiene. 2019;17:77–84

Tài liệu tham khảo:

1.  Evaluation of the bristle end-rounding patterns of children’s toothbrushes using scanning electron microscopy and stereomicroscopy. H-S Lee H-I Jung S-M Kang H-E Kim B-I Kim

2.  Review Safety and Design Aspects of Powered Toothbrush—A Narrative Review – Clarence Ng et al, Dent. J. 2020, 8, 15

3.  Toothbrush selection : A dilemma? – Dhiraj Sasan et al, Indian J Dent Res. 2006 Oct-Dec;17(4):167-70

4.  Use of Toothpaste and Toothbrushing Patterns Among Children and Adolescents — United States, 2013–2016 – Gina Thornton-Evans, DDS et al, CDC

5.   Thông tin từ Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ https://www.ada.org/en/member-center/oral-health-topics/toothbrushes

14 Lượt xem

The post LỰA CHỌN BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG CHO GIA ĐÌNH BẠN appeared first on hiDental.



from hiDental https://bit.ly/3bfrhrG
#hidental #nhakhoa #nhakhoahidental #nhakhoaquan7 #nha_khoa_hidental #nhakhoahcm #hidental_hcm